Thảm họa Hojalinskya – tội ác chống lại nhân loại.

Chính sách diệt chủng và xâm lăng mà những kẻ theo chủ nghĩa dân tộc Armenia áp dụng đối với nhân dân Azerbaijan đã có lịch sử hơn 200 năm. Mục đích của chính sách này nhằm đẩy người Azerbaijan ra khỏi mảnh đất lâu đời của họ và lập nên tại đấy một “Armenia vĩ đại” do các nhà sử học và các tư tưởng gia tưởng tượng ra. Để thực hiện chính sách sai trái và nguy hiểm của mình, họ đã sử dụng những biện pháp và phương tiện khác nhau, giả mạo những bằng chứng lịch sử, tạo ra những khiêu khích chính trị, ủng hộ chủ nghĩa dân tộc hiếu chiến trên cấp quốc gia, chủ nghĩa phân lập và xâm lăng đối với các dân tộc láng giềng. Nhằm mục đích này, các tổ chức “văn hóa dân tộc”, tín ngưỡng, chính trị và thậm chí cả khủng bố đã được lập ra ở Armenia và cả ở một số quốc gia khác, thậm chí còn huy động cả các kiều dân Armenia và sử dụng cả chính sách vận động hành lang. 

Việc lãnh thổ của Azerbaijan bị chia làm hai phần do hậu quả của cuộc chiến tranh kéo dài đầu thế kỷ XIX giữa Nga và Iran đã dẫn đến khởi đầu cho quá trình di dân tổng thể của người Armenia từ Iran và Thổ Nhĩ Kỳ đến Karabakha. Chính điều này đã làm thay đổi đến tận gốc rễ tình hình địa chính ở Karabakha. Vào năm 1905, những kẻ theo chủ nghĩa dân tộc của Armenia đã gây ra cuộc chiến với những người dân Azerbaijan trên chính mảnh đất của họ, hủy diệt một số điểm dân cư. Năm 1918, khi ủng hộ công xã Baku – trong đó đội ngũ lãnh đạo chính trị và quân sự chủ yếu là người Armenia, họ đã thực hiện một kế hoạch với mục tiêu chính là quét sạch người Azerbaijan ra khỏi Baku. Hậu quả là hàng chục nghìn dân lành đã bị giết chết, những điểm dân cư, những di tích văn hóa, các giáo đường Hồi giáo và trường học đã bị tàn phá. Người Armenia đã tàn sát dân lành Azerbaijan ở Ghiaja, Shamakha, Gube, Liankiaran, Karabakha, Mugana và những vùng khác của Azerbaijan. 

Chính sách diệt chủng và trục xuất người Azerbaijan tiếp tục được tiến hành bằng những biện pháp tinh xảo và thâm độc cả trong thời chính quyền Xô viết, được che đậy bởi khẩu hiệu bình đẳng dân tộc và nhân dân.  Trong giai đoạn này, nhiều quyết định bất công và sai trái đã được đưa ra trong quan hệ với Azerbaijan. Trong những năm 20, vùng lãnh thổ Zanghezur của Azerbaijan đã được chuyển giao cho Armenia mà không có bất kỳ một lí do xác đáng nào, và như vậy, đất đai ngàn đời của Azerbaijan – Nakhtruvan – bỗng bị cắt ra khỏi phần còn lại của Tổ Quốc mình. Một vùng tự trị Armenia được lập ra ở Nagornaya Karabakha. Vì một quyết định duy ý chí của các nhà lãnh đạo Liên Xô nên vào những năm 1948-1953, người Armenia đã đạt được ý đồ trục xuất ra khỏi đất đai có từ ngàn xưa của mình hàng trăm nghìn người dân Azerbaijan và trên thực tế đã dựng nên một nước cộng hòa đơn dân tộc trên đất Armenia.

Cuộc xung đột vô cớ Nagorno-Karabakha bắt đầu từ năm 1988, phản ứng của phía Armenia gây sóng gió trên lãnh thổ Azerbaijan và những cực hình đắng cay mà những người dân vô tội Azerbaijan phải hứng chịu, đáng tiếc thay, đã gặp phải sự im lặng thờ ơ của lãnh đạo Nhà nước Liên Xô và thế giới văn minh. Được cổ vũ và lợi dụng tình huống tương tự, người Armenia đã tiếp tục chống lại nhân dân Azerbaijan bằng chính sách diệt chủng và tiến hành những tội ác chưa từng thấy trong lịch sử. Lực lượng vũ trang của Armenia xâm chiếm 20% lãnh thổ Azerbaijan, trong đấy có 7 vùng quanh Nagorno – Karabakha: Kelbadja, Lachin, Agdam, Phizuly, Jebrail, Gubadla và Danghilan. Hơn một triệu người Azerbaijan đã bị xua đuổi một cách dã man ra khỏi đất đai của tổ tiên để lại, hàng chục ngàn người bị giết, trở thành tàn tật, bị bắt làm tù binh. Hàng trăm mái nhà, hàng nghìn các cơ sở văn hóa, giáo dục, y tế, các di tích văn hóa và lịch sử, các giáo đường, nơi cầu nguyện, nghĩa trang đã bị san phẳng, trở thành nạn nhân của chủ nghĩa phá hoại Armenia.

Những thảm họa do bọn kẻ cướp có vũ trang của Armenia gây ra vào những năm đầu của cuộc xung đột trong các làng Nagorno Karabakha, Meshali, Guschular, Garadagla, Agdaban và các làng khác có người Azerbaijan sinh sống, và cuối cùng, sự diệt chủng ở Hojala, là những tội ác và sẽ mãi mãi là những vết đen trong lương tâm của những người Armenia “cùng quẫn và đau khổ”.

Thảm họa Hojala là một trong những tội ác ghê rợn của thế kỷ XX, mà những người Armenia – tác giả của chính sách sô vanh về việc xây nên một “Armenia Vĩ đại” và một quốc gia thuần chủng – đã gây ra cho dân tộc Azerbaijan. Vào cuối thế kỷ XX, quân xâm lược Armenia tiếp tục ỷ lại vào việc không bị trừng phạt, kết quả của việc cho đến tận lúc đấy cộng đồng thế giới và các tổ chức quốc tế vẫn chưa ý thức được, chưa phán xét và ngăn chặn tội ác của chúng bắt đầu từ việc xâm chiếm đất đai Azerbaijan năm 1905, đã gây ra những tội ác ghê rợn và dã man chống lại loài người.

Đêm ngày 26 tháng hai năm 1992, cái đêm đã được viết vào lịch sử Azerbaijan với những con chữ bằng máu, lực lượng vũ trang Armenia với sự hỗ trợ của kỹ thuật và quân đội đang đóng tại thành phố Khankendy từ thời Liên Xô – trung đoàn súng trường 366 (trong đó quân số chủ yếu là Armenia) – đã san phẳng thành phố cổ Hojala. 

Đầu tiên, Hojala bị tàn phá bởi các loạt đạn đại bác và các vũ khí quân sự khác. Trong thành phố bắt đầu những đám cháy. Sau đấy lực lượng đánh bộ tràn vào thành phố từ các hướng khác nhau, tàn sát những người dân còn sống sót.

Ngày hôm đấy, chỉ trong một khoảng thời gian ngắn ngủi, các nhóm vũ trang Armenia đã dã man, thú tính giết chết 613 người dân thường, làm bị thương nặng 421 người.

Những người dân thường may mắn thoát khỏi vòng vây thì bị quân lính Armenia phục kích trong rừng giết một cách vô cùng dã man. Những tên đao phủ mất hết tính người lột da đầu nạn nhân, xẻo các bộ phận cơ thể họ, chọc thủng mắt những đứa trẻ, mổ bụng những người phụ nữ mang thai, chôn sống hay thiêu  sống người, còn một phần thi thể thì cho nổ mìn.

Với 1275 người mất tích hoặc bị bắt làm tù binh, thành phố với 10 nghìn cư dân đã bị tàn phá, các công trình bị hủy hoại và đốt cháy. Số phận của 150 con người, trong đấy có 68 phụ nữ và 26 trẻ em, cho đến giờ vẫn không tin tức. Thảm kịch này để lại hơn 1000 người tàn tật, mang những vết thương do súng đạn gây ra ở các mức độ khác nhau. Trong số những người bị giết có 106 phụ nữ, 83 trẻ nhỏ, 70 cụ già. 487 người trở thành tàn phế, trong đấy có 76 thanh thiếu niên.

Tội ác chính trị quân sự này đã hủy diệt hoàn toàn 6 gia đình, 25 đứa trẻ mất cả bố lẫn mẹ, 130 đứa trẻ mất bố hoặc mẹ. Trong số các nạn nhân có 56 người đã bị thiêu sống.

Trong bài phát biểu trước nhân dân Azerbaijan nhân ngày kỷ niệm tròn năm sự diệt chủng Hojala, Tổng thống Nước Cộng hòa Azerbaijan Ilkham Alyev đã nói: “không có bất kỳ một sự cần thiết nào về mặt quân sự, thế mà hàng trăm người dân lành đã bị giết hại một cách dã man chưa từng có trong lịch sử. Thi thể của họ còn bị hành hạ, bị lăng nhục. Những đứa trẻ, những người phụ nữ, các cụ già bị giết, có cả những gia đình bị tàn sát cả. Vào cuối thế kỷ XX, đã xảy ra một trong những tội ác nặng nhất, không chỉ chống lại nhân dân Azerbaijan mà còn chống lại cả nhân loại. Xét về mức độ dã man và tàn bạo thì thảm họa Hojala chính là một trong những tội ác chống lại nhân loại”.

Thật khó có thể tưởng tượng được rằng, một hành động vô nhân đạo tương tự chưa từng có trong lịch sử loại người, lại do những con người gây ra, diễn ra vào cuối thế kỷ XX, trước mắt toàn thể thế giới!

Bên cạnh chính sách khủng bố chống lại độc lập quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ của Azerbaijan, việc sát sinh tập thể không thương tiếc là tội ác tàn bạo không chỉ chống lại dân tộc Azerbaijan mà còn chống lại cả loài người nói chung. Bằng cuộc thảm sát ở Hojala này, những kẻ theo chủ nghĩa dân tộc Armenia theo đuổi mục đích đe dọa nhân dân Azerbaijan, những người không muốn  để quân xâm lược cướp đất của mình, bẻ gãy ý chí của họ và tiêu diệt họ.

Cuộc tấn công Hojala do tiểu đoàn trưởng của tiểu đoàn 2 Sergey Oganhian và tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn ba Evghenhi Nabokyk, tham mưu trưởng tiểu đoàn 1 Valery Chitchian của trung đoàn 366 chỉ huy. Có 90 xe tăng, xe quân sự và các phương tiện kỹ thuật chiến tranh khác được đã được huy động vào trận đánh này. Các quân nhân sau đây của trung đoàn đã tích cực tham gia vào việc tàn sát dân lành: Slavic Aruchiunhian, Andrey Iskhanhian, Sergey Begliarian, Movses Akopian, Grigory Kisebekian, Vatrik Mirdoian, Vatragan Ayrian, Alexandr Ayrapechian …, bên cạnh đó còn các thành viên của các đơn vị vũ trang Armenia – Karo Petroxian, Seyran Tumaxian, Valerik Grigorian cùng những người khác. Còn xác định được rằng, trong số những kẻ đã tàn sát dã man dân lành có cả trưởng phòng nội vụ thành phố Khankendi Armo Abramian, trưởng phòng nội vụ vùng Axkeransky Mavrik Gukaxian, phó phòng Shaghen Barxeghian, chủ tịch mặt trận dân tộc Armenia ở Nagorno Karabakha Vitaly Balaxianhian, giám đốc nhà tù thành phố Khankendi Xerjik Kotrarian và những người khác.

X. Oganhian, từng là thiếu tá trong thời kỳ diệt chủng Hojala, hiện nay đang mang quân hàm cấp tướng và giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa Armenia. Nhiều thành viên tham gia tội ác này hiện đang giữ những chức vụ khác nhau trong chế độ bù nhìn do Armenia dựng lên và cả trong các tổ chức chính quyền của Armenia.

Trong nghị quyết 96 của Đại Hội đồng Liên hiệp quốc ngày 11 tháng 12 năm 1946 có chỉ ra rằng, việc không thừa nhận quyền được sống của các nhóm người của sự diệt chủng đã lăng mạ phẩm chất của con người, cướp đi của loài người những giá trị vật chất và tinh thần do con người tạo ra. Những hành động tương tự như thế này hoàn toàn trái ngược với mục đích và nhiệm vụ của Liên hiệp quốc. Hiệp ước “Về việc ngăn chặn nạn diệt chủng và biện pháp trừng phạt”, được thông qua bởi Nghị quyết 260 của Đại Hội đồng Liên hiệp quốc vào ngày 9 tháng 12 năm 1948, có hiệu lực từ năm 1961, đã củng cố cơ sở pháp luật đối với tội ác diệt chủng. Các quốc gia tham gia Hiệp ước nhận về mình trách nhiệm áp dụng các biện pháp để ngăn chặn nạn diệt chủng và trừng phạt những kẻ phạm tội ác này. Tất cả đều khẳng định rằng, nạn diệt chủng là tội ác vi phạm mọi chuẩn mực của luật quốc tế, không phụ thuộc vào việc nó được thực hiện trong thời bình hay thời chiến. Tính cách và quy mô của tội ác dã man ở Hojala cho thấy ở đây có tất cả những hành động tạo nên tội ác diệt chủng đã được quy định trong Hiệp ước này. Một cuộc thảm sát tập thể và không thương tiếc được lên kế hoạch từ trước đã thực hiện nhằm mục đích tiêu diệt hoàn toàn những con người đang sống trên lãnh thổ này, chỉ vì một lý do duy nhất – họ là người Azerbaijan.

Việc Armenia phớt lờ các quy chuẩn quốc tế về hành vi thời chiến không chỉ dừng lại ở đây. Theo yêu cầu của luật nhân đạo quốc tế, chiến tranh chỉ được phép diễn ra giữa các lực lượng vũ trang của hai phía xung đột. Bộ phận dân sự không tham gia vào các trận đánh và cần phải được tôn trọng. Điều 3 của Hiệp ước Geneva IV “Về việc bảo vệ thường dân trong chiến tranh”, cấm xâm phạm cuộc sống và sự an toàn của thường dân, trong đó có giết người bằng các phương pháp khác nhau, gây thương tích, đối xử tàn bạo với dân, hành hạ và tra tấn, xâm phạm nhân phẩm con người, lăng mạ và sỉ nhục thường dân. Điều 33 của Hiệp ước nói rằng, không được phép trừng phạt bất kỳ một thường dân nào vì những điều mà họ không vi phạm pháp luật.

Điều này đồng nghĩa với việc cấm sử dụng các biện pháp trừng phạt tập thể, đe dọa, các hành động khủng bố và sát hại thường dân. Cũng theo điều 34 của Hiệp ước này, hành động bắt thường dân làm tù binh bị cấm. Thế nhưng người Armenia đã trắng trợn coi thường nguyên tắc này khi bắt làm tù binh hơn 1000 người dân.

Bỏ qua tất cả những quy chuẩn pháp luật này, các đơn vị vũ trang của Armenia đã sử dụng các biện pháp dã man để tiêu diệt những người dân lành Hojala. Những điều đã kể ở trên rơi vào các quy định thuộc về tội ác diệt chủng, đã được ghi trong Hiệp ước “Về việc ngăn chặn tội ác diệt chủng và trừng phạt vì tộc ác này” ngày 9 tháng mười hai năm 1948.

Những kẻ thực hiện tội ác tàn bạo vô nghĩa chống lại người dân lành Azerbaijan trong cuộc đánh chiếm Hojala, vi phạm trắng trợn các điều 2, 3, 5, 9, 17 của “Tuyên ngôn chung về quyền con người”, yêu cầu của Hiệp ước Geneva “Về việc bảo vệ trẻ em và phụ nữ trong các trường hợp khẩn cấp và trong thời gian xung đột vũ trang”, Hiệp ước “Về việc ngăn chặn tội ác diệt chủng và trừng phạt vì tộc ác này”, cho đến giờ vẫn chưa bị trừng phạt. Và sự không trừng phạt này tiếp tục tạo cơ sở cho những tội ác mới.

Armenia không những không phủ nhận sự tàn bạo của mình, mà ngược lại còn bào chữa một cách vô lương tâm cho việc diệt chủng chống lại người Azerbaijan, còn những kẻ thực hiện nó thì được coi là anh hùng dân tộc. Ở Armenia, chính sách chống Azerbaijan được công khai rộng rãi, trên tầm quốc gia đang xây dựng những nền tảng hệ tư tưởng cho việc đánh chiếm những vùng đất mới của Azerbaijan. Câu chuyện lịch sử Armenia giả dối được xây dựng trên cấp chính sách quốc gia với mục đích tạo nền tảng để giáo dục thế hệ trẻ tinh thần Sô vanh.

Thật lạ lùng, nhưng Quốc hội của nhiều nước đã nhắm mắt trước một sự diệt chủng có thật như thảm kịch Hojala, để bàn luận huyền thoại “diệt chủng Armenia”, bỏ qua những chân lý của lịch sử, thậm chí còn đưa ra những quyết định bất công về vấn đề này. Chính điều này là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự không hiệu quả (do lỗi của phía Armenia) của cố gắng giải quyết tranh chấp giữa Armenia và Azerbaijan, tranh chấp Nagorno - Karabakha bằng con đường hòa bình.

Thổi phồng sự kiện năm 1915 từ năm này qua năm khác, làm như đã từng xảy ra nạn diệt chủng Armenia, bằng cách tuyên truyền điều này, các nhà sử học và chính trị Armenia đang cố gắng làm cho cộng đồng thế giới quên lãng việc tàn sát tập thể người Azerbaijan, sự kiện đã xảy ra thực sự vào đầu thế kỷ, và như vậy, họ hy vọng sẽ đánh lạc hướng nhân loài.

Đất đai của Azerbaijan cho đến giờ vẫn đang bị chiếm đóng. Những tên đao phủ Armenia để thỏa mãn lòng tham của mình vẫn đang tàn sát không thương tiếc những người dân vô tội. Mỗi người Azerbaijan có nghĩa vụ làm cho cộng đồng quốc tế công nhận thảm họa Hojala là hành động diệt chủng và là tội ác chống lại loài người. Tội ác tương tự như thế không thể lặp lại một lần nữa.

Theo lời của người lãnh đạo toàn thể dân tộc Azerbaijan Gheidar Alyev về việc này, thì “Thảm họa Hojala là một trong những thảm họa lớn nhất của loài người trong thế kỷ XX. Sự thật về việc diệt chủng ở Hojala cần phải được cả thế giới biết đến một cách toàn diện, để những thảm họa như thảm họa Hojala, thảm họa có một không hai về mức độ tàn bạo, không thể lặp lại ở bất kỳ một ngõ ngách nào của thế giới. Cần phải làm việc một cách nghiêm túc, với một mục tiêu rõ rệt để tất cả những người trung thành với chủ nghĩa nhân đạo có thể bày tỏ quan điểm dứt khoát của mình đối với thảm họa này”.

Chính sau sự trở lại với vị trí lãnh đạo đất nước vào tháng 6 năm 1993 theo đề nghị tha thiết của nhân dân của vị lãnh đạo toàn thể dân tộc Geidar Alyev, chúng ta đã có cơ hội đánh giá về chính trị - pháp luật nhiều thảm kịch của dân tộc mình, trong đó có sự diệt chủng Hojala. Theo sáng kiến của lãnh đạo toàn dân tộc Milly Mejlic, ngày 24 tháng hai năm 1994 đã thông qua Nghị quyết “Về Ngày diệt chủng Hojala”. Trong tài liệu này đã vạch trần chi tiết nguyên nhân và nêu tên các thủ phạm của thảm họa.

Không còn nghi ngờ gì nữa, Quỹ Geidar Alyev do bà Mekhriban Alyev đứng đầu đã đóng vai trò chủ đạo trong việc nói lên sự thật về Hojala cho cả thế giới biết, trong việc áp dụng những biện pháp để có thể đánh giá đúng đắn về việc diệt chủng này. Quỹ Geidar Alyev đã tổ chức các sự kiện tưởng niệm thảm họa Hojala ở 70 nước trên thế giới cho đến năm nay. Quỹ đã tổ chức các buổi hội thảo, các buổi tưởng niệm, xuất bản các cuốn sách, các bản quảng cáo, phát hành đĩa DVD, quay phim.

Năm này qua năm khác, chiến dịch quốc tế “Công bằng cho Hojala”, do phó chủ tịch quỹ Gaidar Alyev, chủ tịch Tổ chức Thanh niên Azerbaijan Nga – bà Leyla Alyev đứng đầu, ngày càng nhân rộng. Trong khuôn khổ chiến dịch này, hàng trăm hoạt động đã được tiến hành trên khắp thế giới. Hầu như ở tất cả các nước thuộc Liên minh Châu Âu, cũng như ở các nước SNG, ở châu Á, Nam và Bắc Mỹ, các cuộc hội thảo, các buổi thảo luận đã được tổ chức. Chính nhờ chiến dịch này mà thảm họa Hojala đã được nhiều diễn đàn quốc tế công nhận. Nhờ Quỹ và diễn đàn Thanh niên OIK, thảm họa Hojala đã được các đại biểu quốc hội của 31 nước công nhận là tội ác chống lại loài người. Các trường đại học hàng đầu của 20 quốc gia đã tổ chức flash mob của giới trẻ. Bên cạnh đó, đã bắt đầu khởi động giai đoạn mới của chiến dịch – tuyên truyền các lời thỉnh cầu và kêu gọi tới những người đứng đầu các chính phủ và quốc gia, nhóm Minsk OSCE, Hội đồng Nghị viện của Ủy hội châu Âu, Ban thư ký Liên Hiệp quốc, các quốc hội thế giới và các tổ chức quốc tế, đưa ra những yêu cầu công nhận thảm họa này như một hành động diệt chủng và tội ác chống lại loài người.

Chiến dịch quốc tế về tuyên truyền và thông tin “Công bằng cho Hojala” nhằm gây sự chú ý của cộng đồng thế giới đến sự thật về thảm họa Hojala và mang lại cho thảm họa này sự đánh giá đúng đắn về chính trị-luật pháp, về đạo đức của toàn thể cộng đồng, đã thành công trong việc tập hợp được hàng nghìn người tình nguyện ở các nước trên thế giới.

Chính phủ Azerbaijan đang tiến hành hoạt động không ngừng và có mục đích rõ ràng để đạt đến sự chú ý của cộng đồng thế giới đối với những tội ác chống lại người Azerbaijan của những kẻ theo chủ nghĩa dân tộc sô vanh Armenia, trong đấy có sự thật về Hojala, tích cực đòi sự công nhận nó như sự diệt chủng.

Cộng đồng thế giới, đến lượt mình, cũng đã ý thức rõ đâu là sự thật. Nghị quyết đặc biệt của Tổ chức Hội nghị Đạo hồi liên quan đến sự diệt chủng ở Hojala là tài liệu đầu tiên của một tổ chức quốc tế công nhận thảm họa này là “tội ác chống lại loài người”. Trong bản Nghị quyết do 51 nước thông qua này, thảm họa Hojala được đánh giá như “sự diệt chủng tập thể đối với dân lành, do các lực lượng vũ trang Armenia thực hiện”.

Khác với những kẻ theo chủ nghĩa dân tộc Armenia, Azerbaijan không theo đuổi bất kỳ mục đích chính trị, tài chính, lãnh thổ hay lợi nhuận nào trong vấn đề này. Mục đích của chúng tôi – khôi phục sự công bằng cho lịch sử, vạch trần tội ác của những kẻ tội phạm và trao chúng cho cộng đồng thế giới phán xét. Chính vì vậy mà sự đe dọa đối với thế giới của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc của những kẻ theo chủ nghĩa dân tộc sô vanh Armenia cũng như hệ tư tưởng thù địch và khủng bố của chúng đối với các dân tộc khác phải bị phanh phui. Đấy là trách nhiệm công dân và con người của chúng ta trước linh hồn những người đã anh dũng hy sinh ở Hojala.