Kính gửi: Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Đồng kính gửi: Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc - ngày 26 tháng 7 năm 1993


Thưa ông Chủ tịch!

Tình hình thê thảm ở đất nước tôi do người Armenia tiếp tục leo thang xâm lược nhằm chia cắt lãnh thổ của nước Azerbaijan chủ quyền, buộc tôi phải viết thư cho ông.

Được cam kết với các nguyên tắc và chuẩn mực của luật pháp quốc tế, dựa trên ý tưởng của an ninh quốc tế và hợp tác trên cơ sở các quyền và nghĩa vụ các thành viên của tổ chức quốc tế này, Azerbaijan đã đồng ý CSCE làm môi giới trong việc giải quyết cuộc xung đột đẫm máu do nước Cộng hòa Armenia gây ra một cách hòa bình.Trong quá trình giải quyết lâu dài và khó khăn chính phủ Azerbaijan đã thể hiện mong muốn giải quyết xung đột một cách hòa bình, thể hiện tính linh hoạt và tính xây dựng tối đa cũng như đã tìm cách để ngăn chặn đổ máu và tìm lối ra cho đàm phán lâu dài. Tuy nhiên, Armenia vi phạm trắng trợn những cam kết của mình trước cộng đồng thế giới và Azerbaijan, phá hỏng những nỗ lực hòa bình của chúng ta.

Kể từ khi Hội đồng Bộ trưởng của CSCE thông qua quyết định tổ chức Hội nghị Minsk đã hơn một năm trước, nhưng ngày nay ý tưởng này trở nên xa rời thực tế. Nếu một năm trước chúng ta đã nói về yêu cầu giải phóng Shushi và Lachin, như là phương pháp có thể đưa tình hình trở lại như trước chúng ta có khi Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định, và như vậy thoát ra Hội nghị Minsk, thì ngày nay kẻ xâm lược Armenia đã chiếm giữ hơn 17% lãng thổ Azerbaijan. Họ đã chiếm toàn bộ phần miền núi của Karabakh, huyện Lachin (họ đã chiếm miền Nam của huyện này vào tháng 5 năm 1992, và miền Bắc - vào tháng 4 năm 1993), huyện Kelbadzharsky, các ngôi làng của Cộng hòa tự trị Nakhchivan, huyện Gazakh, huyện Fizuli, huyện Zangilan và huyện Aghdam của Azerbaijan. Tổng số họ thu giữ 503 khu dân cư, tổng số người tị nạn và người di cư là 567.000 người.

Bắt đầu với xâm lược chính trị, thể hiện trong quyết định bội tín về việc sáp nhập Nagorny Karabakh vào lãnh thổ của Armenia, sau đó họ gửi phái viên, kể khủng bố và cung cấp vũ khí. Hôm nay Armenia tiến hành các hành động quân sự lớn trên vùng đất Azerbaijan, bỏ qua những lời kêu gọi và quyết định của CSCE và Liên Hợp Quốc, bao gồm cả nghị quyết số 822 của Hội đồng Bảo an, theo đó yêu cầu các lực lượng chiếm đóng rút ra khỏi Azerbaijan. Những nỗ lực của CSCE nhằm thực hiện nghị quyết đã bị phía Armenia ngăn cản bằng cách từ chối thực hiện những yêu cầu chính đáng cảu tổ chức môi giới CSCE cũng như là đưa ra những điều kiện không thể chấp nhận được. Kết quả của những hành động của Cộng hòa Armenia này là chuyến thăm cuối cùng của Mario Raffaelli trong khu vực, cũng như những chuyến thăm trước đây, không đưa ra bất kỳ hy vọng nào để thực hiện nghị quyết của Hội đồng Bảo an một cách nhanh chóng và kết thúc đổ máu.

Tất cả những viện cớ của Armenia rằng các nhóm vũ trang hoạt động tại Nagorno-Karabakh, không thuộc chính phủArmenia là hoàn toàn không đúng. Nước Cộng hoà Armenia đã giao các vũ khí hạng nặng, đạn dược, nhân lực và trực tiếp chỉ đạo các hoạt động quân sự thông qua huyện bị chiếm đóng là Lachin.

Sau khi ông Raffaelli về nước, Armenia bắt đầu một cuộc tấn công lớn mới, và lực lượng vũ trang của nước này đã xâm chiếm thành phố Aghdam. Hành động nguy hiểm này đã hoàn toàn phá tan niềm hy vọng cho hòa bình. Trước đó, chính phủ Azerbaijan đã cảnh báo Hội đồng Bảo an rằng trì hoãn quá trình này sẽ tạo ra một tình hình nguy hiểm, đe dọa bởi một thảm họa lớn.

Tình hình hiện nay khẩn cấp đòi hỏi sự can thiệp của Hội đồng Bảo an trên cơ sở toàn quyền theo Hiến chương Liên Hợp Quốc.

Rất cần các biện pháp khẩn cấp để ngăn chặn kẻ xâm lược, chấm dứt đổ máu và giải phóng vùng lãnh thổ Azerbaijan bị chiếm đóng.

Vì những lýdo nêu trên tôi yêu cầu triệu tập Hội đồng Bảo an ngay lập tức.

Heydar Aliyev,
Người phụ trách của Chủ tịch nước Cộng hòa Azerbaijan
Chủ tịch Hội đồng tối cao của Cộng hòa Azerbaijan.

Dịch từ tiếng Nga sang tiếng Việt theo tờ báo "Công nhân Baku",  ngày 29 tháng 7 năm 1993.